Trang chủ / Quy chế Dân chủ cơ sở / Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Ngày đăng tin: 06-09-2021

Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA PALI TRUNG CẤP NAM BỘ
 
 
Số:         /KH-PL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 
Sóc Trăng, ngày      tháng     năm 2020

 
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
năm học 2020-2021
 

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị công lập;

Căn cứ Thông tư Số: 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Quyết định 04/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 01/03/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện dân chủ hóa các hoạt động giáo dục trong trường học;
Căn cứ Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-PL, ngày 20/9/2018 của Hiệu trưởng Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ.
Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ năm học 2020-2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm tiếp tục đẩy mạnh và phát huy kết quả đã đạt được trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, đảm bảo dân chủ trong mọi sinh hoạt của nhà trường góp phần vào việc phát triển chung của ngành và địa phương.
- Cụ thể hóa viêc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Tạo điều kiện cho CB-GV-NV phát huy quyền tự do, dân chủ theo đúng quy định, hạn chế tối đa những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối làm mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ năm học 2020-2021 theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ. Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ trong đơn vị do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn làm phó ban thường trực, thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, tổ chuyên môn, các đoàn thể,... Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch công tác năm. Đảm bảo nâng cao chất lượng của các tổ chức đoàn thể, của Ban thanh tra nhân dân, phát huy được vai trò đại diên cho quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức tạo không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cơ quan.
2. Phổ biến tuyên truyền các nội dung về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
- Triển khai đầy đủ các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đến toàn thể CB-GV-NV và học viên.
- Kết hợp lồng ghép tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ trong các cuộc họp của hội đồng. Phổ biến những việc CB-GV-NV và học viên phải được biết, được tham gia ý kiến, thủ trưởng quyết định; những việc CB-GV-NV và học viên giám sát, kiểm tra.
- Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh”, thực hiện tốt việc cải cách hành chính, đổi mới tác phong làm việc, nâng cao trách nhiệm cá nhân, xây dựng cơ quan văn hóa, đưa nội dung thực hiện quy chế dân chủ thành tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của từng tổ chuyên môm, từng phòng và nhà trường.
3. Tổ chức công khai các kế hoạch hoạt động
- Kế hoạch tháng được hiệu trưởng dự thảo và bộ phận văn thư sao gửi tới lãnh đạo các phòng, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các đoàn thể trước khi họp hội đồng để CB-VC góp ý trong phiên họp hội đồng đầu tháng, sau đó ban hành chính thức và công khai trên bảng thông tin nội bộ và website nhà trường.
- Kế hoạch năm học được bàn bạc từ tổ chuyên môn, các phòng sau đó đưa ra hội nghị CB-VC đầu năm học để thảo luận, thống nhất từ chỉ tiêu đến biện pháp thực hiện.
- Kết hợp với công đoàn tổ chức tự kiểm tra theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính và công khai kết quả tự kiểm tra hàng quý, đầu năm dương lịch; tổ chức thảo luận quy chế sử dụng tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ trong hội nghị CB-VC đầu năm học, sau đó công khai trên công khai trên bảng thông tin nội bộ và website nhà trường.
- Xây dựng các kế hoạch phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Công khai hóa kết quả kiểm tra nội bộ và công khai các kết quả giải quyết đơn thư của công dân.
4. Tổ chức đánh giá xếp loại công chức, viên chức và công tác thi đua khen thưởng
a. Về đánh giá xếp loại công chức, viên chức
Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại CB-GV-NV theo các văn bản sau:
- Đánh giá, xếp loại viên chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP.
- Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng các Phó Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
- Việc đánh giá xếp loại phải thực hiện công khai, minh bạch theo từng bước: Cá nhân tự đánh giá, tổ chuyên môn nhận xét và hiệu trưởng đánh giá cuối cùng sau đó công khai kết quả toàn trường.
b. Về công tác thi đua khen thưởng
- Thực hiện đúng Luật Thi đua khen thưởng của Chính phủ và các quyết định về thi đua khen thưởng của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức bình xét thi đua theo các danh hiệu đã đăng ký từ đầu năm học và theo đúng quy định về thi đua, khen thưởng. Xây dựng tiêu chí thi đua theo từng giai đoạn, bình xét công khai, nghiêm minh nhằm phân loại được CB-GV-NV trong nhà trường gắn thi đua với xếp loại công chức, xếp loại chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
5. Tổ chức đánh giá, xếp loại học viên
- Đánh giá xếp loại học tập của học viên theo đúng Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào Tạo, GVBM phải công khai điểm của bộ môn mình giảng dạy hằng ngày, hàng tuần (với các bài kiểm tra phải trả bài, sửa lỗi cho học viên và phải cung cấp biểu điểm đáp án để học viên tự chấm đối chiếu). Thực hiện việc coi kiểm tra nghiêm túc theo đúng quy định của ngành.
- Định kỳ phải thông báo cho trụ trì các chùa trong tỉnh và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh kết quả học tập và rèn luyện của học viên.
- Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực và các danh hiệu học viên giỏi, tiên tiến, học viên phải rèn luyện thêm trong hè… phải được công khai cho học viên và trụ trì các chùa trong tỉnh, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh trước khi kết thúc năm học.
6. Công tác tham mưu phối hợp
Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ nhà trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy và phối hợp với công đoàn trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
7. Về công tác sơ kết báo cáo
Theo định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ nhà trường tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Dân vận tỉnh theo quy định.
- Đối với báo cáo quý gửi trước ngày 20 tháng 3, 9.
- Đối với báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6.
- Đối với báo cáo 1 năm gửi trước ngày 30/11.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ nhà trường phối hợp với Công đoàn triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường theo đúng kế hoạch.
2. Ban Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong thực hiện cũng như giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
3. Lãnh đạo các phòng, tổ, trưởng các đoàn thể đơn vị triển khai kế hoạch này đến toàn thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị.
4. Phòng Tổ chức-Hành chính-Quản trị làm đơn vị đầu mối để triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo quý, 6 tháng và tổng kết 01 năm thực hiện kế hoạch quy chế dân chủ cơ sở năm học 2020 – 2021 theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm học 2020  -  2021, nhà trường yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Ban Dân vận Tỉnh ủy (bc);

- Sở GDĐT (biết);

- Cấp uỷ, BGH;

- BCH Công đoàn, ĐTN;

- Ban Chỉ đạo ;

- Ban Thanh tra nhân dân;

- Website trường;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

PHỤ LỤC
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
(Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 

Bộ phận

TT

Loại hồ sơ

Người quản lý

Nhà trường

1

Sổ đăng bộ.

Văn phòng GV

2

Học bạ học sinh.

Văn phòng GV

3

Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).

Thư ký hội đồng

4

Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

Thư ký hội đồng

5

Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).

Văn phòng HC - GV

6

Sổ ghi đầu bài.

Văn phòng GV

7

Số quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Văn phòng GV

8

Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.

Văn thư

9

Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.

NV thiết bị

NV thư viện

10

Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.

Kế toán

11

Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.

T. Phòng TC-HC-QT

12

Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.

Y tế học đường

13

Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.

Văn phòng GV

14

Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở) (nếu có)

Văn phòng GV

 

15

Sổ theo dõi thi đua, khen thưởng viên chức

VC phụ trách thi đua, khen thưởng; Chủ tịch Công đoàn

16

Sổ nghị quyết của nhà trường

Thư ký hội đồng

17

Biên bản họp lãnh đạo liên tịch

PTP TC-HC-QT

Tổ chuyên môn

1

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).

Tổ trưởng

2

Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

Thư ký tổ


 Giáo viên

1

Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

 

2

Kế hoạch bài dạy (giáo án).

 

3

Sổ theo dõi và đánh giá học sinh

 

4

Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

 

Nhân viên

 

Sổ ghi chép nội dung công việc

 

 

Tin liên quan

Báo cáo thực hiện QCDC trường học 6 tháng đầu năm 2024 26-07-2024
Báo cáo QCDC 2022 20-12-2022
Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 06-09-2021
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 1
Trong tuần: 2946
Trong tháng: 15521
Tất cả: 457421
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE