Trang chủ / CCHC - QCDCCS / Kế hoạch CCHC năm 2022

Ngày đăng tin: 10-02-2022

Kế hoạch CCHC năm 2022

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA PALI
TRUNG CẤP NAM BỘ
 
Số:  08 /KH-PL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
Sóc Trăng, ngày 08 tháng 02 năm 2022
 KẾ HOẠCH
Thực hiện cải cách hành chính năm 2022
 
 
Căn cứ Kế hoạch số 182/KH- UBND ngày 28/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách hành chính năm 2022 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho học viên; cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB-GV-NV) nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC);
- Nâng cao chất lượng giáo dục; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để nâng cao công tác CCHC tại các phòng, tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng trong nhà trường.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện công tác CCHC phải đảm bảo thời gian, chất lượng, nội dung nhiệm vụ được phân công; đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các bộ phận chức năng, CB-GV-NV, các tập thể lớp trong nhà trường.
II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể chế
- Nâng cao chất lượng các văn bản hành chính của đơn vị, các văn bản hành chính đi vào thực chất, tránh diễn giải dài dòng, dùng từ ngữ không không phù hợp với phong cách văn bản.
- Các bộ phận chuyên môn trong trường (phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, phòng Giáo vụ, văn thư - lưu trữ, các tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến hội,…) xây dựng đầy đủ kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, ngắn gọn, khoa học và có tính khả thi cao cho từng chuyên đề hoạt động của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo công tác chuyên môn.
- Nhà trường thực hiện quản lý theo đúng chức năng, đúng thẩm quyền và nhiệm vụ cụ thể được giao; chủ động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành; kịp thời tham mưu, đề xuất với các cấp, cơ quan, người có thẩm quyền xử lý giải quyết dứt điểm những vấn đề về cơ chế, chính sách đối với học viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên tổ chức theo đúng quy định hiện hành.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, CB, VC trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và phổ biến các VBQPPL liên quan đến ngành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên và nhân dân được biết, thực hiện đúng pháp luật thông qua các hình thức công khai trên bảng tin, đăng trên cổng thông tin điện tử của trường, phổ biến trong các cuộc họp và sinh hoạt tập thể đầu tuần, tuyên truyền trên nhóm Zalo
- Tiếp thu ý kiến và kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan về các nội dung liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua các cuộc họp, trao đổi với nhà trường.
2. Cải cách thủ tục hành chính
- Tinh giảm các cuộc hội họp không cần thiết và nâng cao chất lượng các cuộc họp tại đơn vị, bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch các vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau và đi đến thống nhất với sự đồng thuận cao.
- Giải quyết kịp thời, công khai ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về qui định hành chính và việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại đơn vị, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; giảm giấy tờ hành chính, hồ sơ sổ sách không cần thiết.
- Văn thư sắp xếp, quản lý, lưu trữ văn bản đi, đến khoa học đúng quy định; phòng Giáo vụ quản lý học viên, kết quả học tập, điểm số, văn bằng, chứng chỉ bằng phần mềm tin học edu, áp dụng sổ học bạ điện tử.
- Tiếp tục cải cách quy trình xử lý hồ sơ, công việc trong cơ quan theo hướng khai thác tối ưu các nguồn lực, tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Xây dựng, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý hành chính: Nội quy cơ quan, Quy chế thi đua, Quy chế văn hóa công sở, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động,...tại đơn vị.
3. Cải cách tổ chức bộ máy nhà trường
- Bổ sung, sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của trường, quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, bố trí công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với Đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức.
- Bổ sung, sửa đổi nội quy, quy chế đánh giá xếp loại viêc chức và người lao động; quy chế đánh giá xếp loại học viên. Thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL, giáo viên theo quy định hiện hành, đảm bảo chính xác, khách quan, đúng quy trình, theo các tiêu chí cụ thể, gắn với chất lượng, hiệu quả công việc, trong đó đề cao việc thực hiện tốt công tác CCHC.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng trong nhà trường theo hướng tinh gọn, khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ (một tổ chức, một người có thể phụ trách nhiều việc, song một việc chỉ do một tổ chức, một cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm chính). Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với tổ chức Công đoàn theo từng năm học; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014 /NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, nhằm bảo đảm cơ cấu hợp lý và hiệu quả về đội ngũ trong nhà trường (nếu có).
4. Cải cách công vụ
- Thực hiện đảm bảo Đề án vị trí việc làm, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tại đơn vị.
- Quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Xây dựng và rà soát quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tổ chuyên môn và các đoàn thể.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung đề án vị trí việc làm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, viên chức và người lao động.
- Thực hiện đúng quy định về tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng; phân công chuyên môn và công tác kiêm nhiệm cho giáo viên, nhân viên hợp lý, đảm bảo công bằng, dân chủ, phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và hoạt động nhà trường.
- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong cơ quan gắn với "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CB, GV, NV.
- Thực hiện đảm bảo công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với CB, GV, NV, người lao động trong thực thi nhiệm vụ. Tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Cải cách tài chính công
- Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện phân phối thu nhập tăng thêm trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện công tác kiểm kê, quản lý tài sản công theo quy định. Bảo quản, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả và đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện Quy chế công khai tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bằng một trong các hình thức: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, thông báo tại cuộc họp Hội đồng sư phạm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; việc thu, chi trong nhà trường.
- Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Hiện đại hóa nền hành chính góp phần xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, nâng cao năng suất, hiểu quả hoạt động; triển khai các giải pháp mới có ứng dụng CNTT.
- Cán bộ, giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Thực hiện chương trình hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT-IOFFICE, chứng thư số, chữ ký số.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, thực hiện có hiệu quả trang thông tin điện tử của trường. Các bộ phận, cá nhân thông tin hai chiều qua hộp thư điện tử, mạng xã hội Zalo. Củng cố Tổ Công nghệ thông tin, Ban Quản trị website.
- Ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, quản lý và điều hành; tiếp tục sử dụng hệ thống mail điện tử với việc triển khai nội dung các cuộc họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn. Tiếp tục hoàn thiện và sử dụng hiệu quả lịch công tác trực tuyến của cơ quan theo tuần
7. Công tác chỉ đạo điều hành
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC. Ban hành kế hoạch CCHC kịp thời; thực hiện đầy đủ các báo cáo CCHC theo quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho lãnh đạo các phòng, văn phòng, các tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể, CB-GV-NV để hiểu đúng, hiểu đủ CCHC nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác CCHC trong toàn trường.
- Tăng cường kiểm tra nội bộ công tác CCHC đối với văn phòng nhà trường, các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng và CB-GV-NV; đưa nội dung kiểm tra CCHC vào kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.
III. GIẢI PHÁP
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho CB-GV-NV hiểu đúng, hiểu đủ về CCHC.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của CB-GV-NV, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng chuyên môn, bộ phận văn phòng và CB-GV-NV trực tiếp giải quyết TTHC.
- Gắn trách nhiệm của từng CB-GV-NV trong CCHC; việc thực hiện CCHC là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
- Tăng cường kiểm tra nội bộ công tác CCHC; đưa nội dung kiểm tra CCHC vào các kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám hiệu
- Tổ chức tuyên truyền cho CB-GV-NV và học viên hiểu đúng, hiểu đủ về cải cách hành chính.
- Chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện kế hoạch cải cách hành chính kịp thời.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra hoặc trực tiếp kiểm tra công tác cải cách hành chính trong nhà trường.
- Đánh giá các phòng, tổ, các bộ phận chức năng, CB-GV-NV về công tác cải cách hành chính. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt công tác CCHC. Hoặc xử lý kỷ luật nếu làm ảnh hưởng đến CCHC.
2. Các phòng và tổ chuyên môn
- Thường xuyên tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường thực hành cải cách hành chính, tham mưu quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Có trách nhiệm thực hiện CCHC trong lĩnh vực chuyên môn được phân công, nhất là trong việc thực hiện các TTHC, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ban Giám hiệu đảm bảo có chất lượng, kịp thời.
3. Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân
Phối hợp nhà trường tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra công tác CCHC trong nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính năm 2022 của Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cần báo ngay với Ban Giám hiệu để xem xét điều chỉnh kịp thời./.
 
Nơi nhận:
- Sở Nội vụ (phòng CCHC) (bc);
- Phòng, Tổ chuyên môn (T/h);
- Các đoàn thể;
- Website trường;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Lâm Nhưm
 
 
 
 
 
 

 

Tin liên quan

Kế Hoạch tự kiểm tra CCHC năm 2022 15-03-2022
Kế Hoạch Tuyên truyền CCHC năm 2022 28-02-2022
Kế hoạch CCHC năm 2022 10-02-2022
Báo cáo CCHC quý I năm 2022 15-03-2022
Báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 công tác Cải cách hành chính 07-06-2021
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 6
Trong tuần: 1047
Trong tháng: 3837
Tất cả: 230589
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE